Hoạt động các phòng TT
HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ GLÔCÔM THẾ GIỚI” NĂM 2023

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ GLÔCÔM THẾ GIỚI” NĂM 2023

HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ GLÔCÔM THẾ GIỚI” NĂM 2023

Glôcôm (bệnh tăng nhãn áp) là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa tại Việt Nam (sau bệnh Đục thể thủy tinh), là mối đe dọa thị lực của bệnh nhân bởi bệnh diễn tiến rất nhanh, không có khả năng phục hồi thị lực đã mất. Đa số những người mù đang sống ở nông thôn thiếu các dịch vụ chăm sóc mắt. Điều này là do trong giai đoạn đầu, bệnh glôcôm không có triệu chứng. Nếu không được điều trị bệnh glôcôm có thể tiến triển thành mù lòa. Vì vậy việc tầm soát phát hiện sớm, điều trị và thăm khám để làm chậm tiến triển bệnh là rất quan trọng.

Để phát hiện sớm và hạn chế những hậu quả do bệnh lý Glôcôm gây ra, người dân cần khám tầm soát bệnh như sau:

- Nếu tiền sử gia đình có người bị Glôcôm, các thành viên khác trong gia đình cần đi khám chuyên khoa định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh. Không đợi đến khi có triệu chứng mới đi khám.

- Người mắc các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, người ở độ tuổi trung niên nên đi khám định kỳ để phát hiện bệnh.

- Người đã từng mắc bệnh Glôcôm cần đi khám thường xuyên, khoảng 3 tháng 1 lần để kịp thời xử trí nếu bệnh tiến triển nặng.

- Không tự ý mua thuốc tra mắt hoặc lạm dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ vì sử dụng corticoid kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh Glôcôm.

Để phòng tránh mù lòa do bệnh glôcôm gây ra, cần phát hiện sớm để đưa ra được chẩn đoán chính xác hơn và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh về mắt./.

"D:\TRUYEN THONG YTBL\hinh-đo-thi-luc.jpg"

 


Danh mục:

Bình chọn dịch vụ
Bạn nghĩ thế nào về dịch vụ của chúng tôi?
Khảo sát Covid - 19
Bạn có luôn đeo khẩu trang nơi công cộng?
Bạn cần biết
Góc ảnh buổi diễn tập phòng chống Covid-19